HỌC ĐIỆN LẠNH RA LÀM GÌ? CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH ĐIỆN LẠNH HIỆN NAY?

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Điện lạnh là nghề học ứng dụng cao và cần nguồn nhân lực lớn. Bạn đang định hướng theo học nghề điện lạnh nhưng chưa có hiểu biết sâu về công việc này? Đọc ngay những thông tin dưới đây để nắm bắt được công việc và biết được “học điện lạnh ra làm gì?” bạn nhé.

1. Ngành điện lạnh là gì? Học có khó không?

Ngành điện lạnh là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc cài đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện lạnh được sử dụng trong gia đình, nhà máy,… Các thiết bị điện lạnh phổ biến bao gồm máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng, lò vi sóng,… 

Ngành điện lạnh yêu cầu kiến thức về cơ điện tử, cơ khí, điện tử và các phương pháp kỹ thuật khác. Các chuyên gia điện lạnh cần hiểu về nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện lạnh và biết cách xử lý các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra. 

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị điện lạnh khác, ngành điện lạnh đã trở thành một ngành có nhu cầu công việc cao và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

2. Ngành điện lạnh học gì? 

Ngành điện lạnh cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đa dạng để trở thành chuyên gia trong lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện lạnh và thiết bị liên quan.
2.1 Kiến thức chuyên môn

 Về chuyên môn, sinh viên ngành điện lạnh sẽ được trang bị các kiến thức như:

  • Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện lạnh gia đình, hệ thống điện lạnh công nghiệp,…
  •  Cấu tạo của các thiết bị điện lạnh và cách lắp đặt, sử dụng các thiết bị. 
  • Nguyên nhân khiến các thiết bị điện lạnh gặp sự cố và biện pháp khắc phục.

 2.2 Kỹ năng chuyên môn 

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành điện lạnh còn được trang bị các kỹ năng:

 - Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống lạnh, điều hòa không khí, hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh; 

- Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, máy lạnh ô tô; 

- Thiết kế, lắp đặt hệ thống tự động điều khiển trong hệ thống lạnh công nghiệp; 

- Ứng dụng toán học, khoa học, kỹ thuật vào lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện lạnh; 

- Thiết kế, thực nghiệm, phân tích, giải thích dữ liệu, kết quả liên quan đến lĩnh vực điện lạnh; 

- Sử dụng các phần mềm: Autocad, Visual Basic, Matlab,… 

- Xác định, tính toán, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nhiệt lạnh; 

- Nghiên cứu, sáng tạo để đưa ra các giải pháp mới, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện lạnh

- Xác định nguyên nhân gây hỏng hóc các thiết bị trong hệ thống nhiệt lạnh và cách bảo trì, sửa chữa các thiết bị,…

2.3 Kỹ năng mềm

Sinh viên theo học ngành điện lạnh tại các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam cũng sẽ được trang bị các kỹ năng mềm như:

  •  Ngoại ngữ Kỹ năng làm việc nhóm 
  • Kỹ năng giao tiếp 
  • Kỹ năng giải quyết tình huống 
  • Kỹ năng học tập, nghiên cứu 
  • Kỹ năng sắp xếp thời gian…

3. Cơ hội việc làm ngành điện lạnh như thế nào?

 “Học điện lạnh ra làm gì?” là băn khoăn của không ít bạn hiện nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu để có những hình dung rõ nét về cơ hội việc làm của ngành sau khi ra trường nhé! 

3.1 Nhu cầu tuyển dụng lớn 

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Chính vì thế, các trang thiết bị điện lạnh ngày càng được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện lạnh có kinh nghiệm và chuyên môn luôn ở mức rất cao để có thể phục vụ tốt cho cuộc sống người dân.

 3.2 Mức thu nhập hấp dẫn

Nhân viên, kỹ sư ngành điện lạnh có cơ hội làm việc rất lớn với mức lương khá tốt. Với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì mức lương khởi điểm dao động từ 6 – 8 triệu đồng. Sau khi có kinh nghiệm và tay nghề, thì mức thu nhập của công việc này lên đến từ 10 – 15 triệu đồng. 

Thu nhập cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của người kỹ sư điện lạnh. Vì vậy, hãy không ngừng “nâng cấp” để đưa bản thân trở thành kỹ sư điện lạnh giỏi nhất. Nó chính là bí quyết để tạo ra thu nhập hấp dẫn với nghề. Đặc biệt, trong thời tiết ngày hè nóng nực, nhiệt độ ngày càng tăng cao như hiện nay, thu nhập mỗi ngày của người làm nghề điện lạnh có thể lên đến vài triệu đồng/ngày.

 

4. Học điện lạnh ra làm gì?

 Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành điện lạnh: Kỹ thuật viên điện lạnh

  • Bạn có thể làm việc trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì và lắp đặt các hệ thống điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp,… 
  • Kỹ sư thiết kế điện lạnh: Với kiến thức về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các hệ thống điện lạnh, bạn có thể tham gia vào việc thiết kế các hệ thống điện lạnh cho các công trình xây dựng, nhà ở, công nghiệp và giao thông.
  •  Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Bạn có thể làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các công ty công nghệ để đưa ra các giải pháp và sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực này. 
  • Chuyên viên kỹ thuật trong ngành ôtô: Với kiến thức về máy lạnh ô tô, bạn có thể làm việc trong ngành công nghiệp ô tô như các nhà sản xuất ô tô, đại lý hoặc các trung tâm dịch vụ ô tô để cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống máy lạnh ô tô. 
  • Giảng dạy và đào tạo: Nếu bạn có đam mê chia sẻ kiến thức, bạn có thể trở thành giảng viên trong các trường đại học, trung học nghề ngành điện lạnh
  • Khởi nghiệp: Kiến thức và kỹ năng trong ngành điện lạnh cũng cung cấp cho bạn cơ hội khởi nghiệp và thành lập công ty riêng trong lĩnh vực điện lạnh.

 Trung Tâm Dạy Nghề Điện Lạnh

CƠ SỞ : TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

Số 53  Đường Võ Văn Ngân– P.Linh Chiểu – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh

Liên hệ hotline: 0938.277.771 – 0905.211.689

Email: ngoctri.04nbk@gmail.com

Fanpage: Trung tâm dạy nghề điện lạnh

 

 

Bài viết liên quan

0905.211.689