Tự học điện lạnh
Chỉ giúp bạn nắm được lí thuyết, nhưng không vững được kinh nghiệm thực tế. Không chỉ là kinh nghiệm trực tiếp xử lý các thiết bị mà còn là kinh nghiệm ứng xử với khách hàng, kinh nghiệm chọn mua các linh kiện, trang thiết bị,.. Vì vậy tự học điện lạnh sẽ chỉ giúp bạn nắm vững được lí thuyết.
Thực tế tự học điện lạnh chỉ là bước đầu cho các bạn có nhu cầu muốn có kiến thức về ngành điện lạnh, bởi nếu không học điện lạnh tại các trung tâm dạy nghề các bạn sẽ:
- Không có kiến thức thực tế
- Không được thực hành cơ bản
- Tay nghề sẽ không vững chắc
- Nếu muốn làm việc được với nghề này các bạn cần đăng ký khóa học nghề điện lạnh tại các trung tâm dạy nghề uy tín để theo học.
Hướng dẫn tự học điện lạnh nhanh chóng
Điện lạnh bao gồm rất nhiều mảng khác nhau như: sửa chữa tủ lạnh, điều hòa, máy giặt,… Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một chút kiến thức cơ bản để hiểu và bắt được một số căn bệnh thông thường của chiếc máy lạnh.
Trường hợp 1 : Điều hòa nhà mình đột nhiên quá lạnh
Nguyên nhân:
- 1. Chiếc điều khiển nhiệt của bạn gặp vấn đề rồi đấy.
- 2. Bạn có điều chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp không ?
Hướng giải quyết:
- 1. Kiểm tra lại chiếc điều khiển xem sao bao gồm các bo mạch và dây dẫn bên trong nó.
- 2. Hãy chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp với nhu cầu của bạn thôi, không khí quá lạnh sẽ dễ làm bạn cảm cúm đấy !
Điều hòa nhà mình hoạt động chập chờn, lúc được, lúc không
Nguyên nhân:
- 1. Bạn đã nạp gas đầy đủ cho điều hòa nhà mình chưa? Thiếu thì không ổn chút nào mà dư cũng không đấy !
- 2. Có lẽ dàn ngưng tụ hiện đang bị mắc kẹt 1 thứ gì đó ?
- 3. Xem cuộn dây contactor trong máy nén thế nào rồi.
- 4. Đường ống gas có kẹt gì trong đó không ?
- 5. Điện thế có quá thấp so với chuẩn không ?
- 6. Bầu cảm biến của van tiết lưu có lẽ đã bị xì rồi đấy.
- 7. Ống mao và van tiết lưu có bị tắc nghẽn không nhỉ ?
Hướng giải quyết:
- 1. Thử xì gas, nếu thiếu gas thì hãy mau sạc bổ sung vào ngay nhé !
- 2. Đã sử dụng quá lâu rồi, giờ thì lo bảo trì dàn nóng thôi.
- 3. Xem lại thông mạch coil và mọi tiếp điểm.
- 4. Thay thế các chi tiết bị cản trở nào.
- 5. Xem lại phần điện thế.
- 6. Thay mới valve.
- 7. Thay valve hoặc thay ống mao.

Trường hợp 2: Máy nén gây ra tiếng ồn khi hoạt động
Nguyên nhân:
- 1. Có khi bu lông, óc vít đã bị lỏng rồi đây.
- 2. Sạc gas có dư quá không ?
- 3. Nhiều khi các thiết bị nhỏ trong máy bị hỏng mất rồi.
- 4. Bạn có tháo các tấm vận chuyển ra khỏi máy chưa ?
- 5. Có sự va chạm giữa ống với nhau hoặc là do vỏ máy điều hòa.
Hướng giải quyết:
-
- 1. các bạn cần kiểm tra xem có con óc nào lỏng không ? Xiết thật nó lại nhé.
- 2. Sau đó rút bớt gas đi nào bạn ơi.
- 3. Bên cạnh đó, bạn nên đi tìm mua 1 máy nén mới cùng mã số, thương hiệu, đúng công suất,… để thay thế máy nén cũ nhé.
- 4. Tiến hành tháo gỡ các tấm vận chuyển ra để tranh va chạm và gây tiếng ồn.
- 5. Thêm vào đó, bạn nắn thẳng lại các đường ống, xem thử các bu-lông phía dưới đáy máy nén xem có bị lỏng hay không ? Nếu thấy lỏng thật thì nên xiết lại vừa thôi, không nên quá chặt.
Nguyên nhân:
- 1. Lắp đặt cảm biến không đúng vị trí.
- 2. Lượng gas dư nhiều rồi.
- 3. Máy tải quá nặng.
- 4. Máy nén hoạt động như không hoạt động.
Hướng giải quyết:
- 1. Tiến hành thay đổi lại vị trí nào.
- 2. Tiến hành rút bớt lại lượng gas đã sạc.
- 3. Kế đó, bạn kiểm tra lại bộ phận tải.
- 4. Tiếp theo bạn hãy kiểm tra lại hiệu suất máy nén.
- 5. Quạt dàn lạnh không hoạt động
Muốn trở thành một thợ điện lạnh có tay nghề cao bạn cần theo những khóa học đào tạo điện tử chuyên sâu từ những trung tâm có uy tín mới mong kiếm tiền được từ nghề điện lạnh. Bạn hãy tham khảo một số khóa học điện lạnh tại trung tâm DẠY NGHỀ ĐIỆN LẠNH – một địa chỉ dạy nghề uy tín chất lượng cao. Bạn cần tìm hiểu về các khóa học hãy truy cập vào website daynghedienlanh.com.vn hoặc bạn có thể liên hệ qua fanpage tại đây để hiểu thêm về thông tin tuyển sinh